Ghi chú Văn Miếu – Quốc Tử Giám

  1. Bản gốc chữ Hán ghi là: "Tu Văn Miếu", vậy cũng có thể hiểu là Văn Miếu có trước 1070, năm ấy được sửa lại và đắp tượng... Các dịch giả của Viện sử học năm 1967 dịch là: "làm Văn Miếu", đúng ra phải dịch là: sửa Văn Miếu
  2. tức Lê Hữu Thanh: người xã Thượng Tầm, huyện Thanh Quan, tỉnh Nam Định, đỗ Cử nhân năm 1850, Hoàng giáp năm 1851
  3. Hoàng Huân Trung: Người xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Thi Hương khoa Quý Mão, niên hiệu Thành Thái thứ 15 (1903) tại trường thi Nam Định. Đỗ Cử nhân năm 24 tuổi
  4. ý của văn bia khắc năm 1865
  5. Sao Khuê là ngôi sao tượng trưng cho văn học
  6. Nhà Nho Đào Văn Bình (1893-1959), tự Dã Nhân, đạo hiệu Thiên tuệ bồ tát, người làng Ngoại lãng, tổng Vô Ngại, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình, nhiều năm nghiên cứu về bia Tiến sĩ. Trước khi mất ông ký thác lại tư liệu cho bạn là Trần Văn Giáp để tiếp tục nghiên cứu. Trong thơ ông viết gửi Trần Văn Giáp có đoạn Tôi đã nhiều lần mặc áo cộc, quần đùi đi giầy Tây, ghệt, xung phong lội vào 2 vườn bia để khảo cứu 2 điểm trên này nhưng mỗi khi thấy cỏ cao hơn thước (hoặc cao hơn đầu) thì lại rụt chân lại, dùng dằng nấn ná cho đến bây giờ.
  7. Tức năm 1070 dương lịch. Sử cũ đều ghi rằng: tháng 8 mùa thu năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu
  8. Năm 1888 dương lịch
  9. Quyền tri phủ phủ Thuận An - Nguyễn Kim Hoa tạo tượng Tiên thánh, đề ngày 8 tháng 8 năm Vĩnh Khánh thứ nhất (1729)